Image
Image

Tin tức &
Nghiên cứu

Đội ngũ Bác sĩ và Nhân viên Khoa Tim mạch luôn cập nhật thông tin y khoa mới nhất và chọn lọc điều trị cho bệnh nhân của mình.
Image
Image

Featured News

Cần đo điện tim liên tục 24 giờ (holter ecg) tìm nguyên nhân ngất hồi hộp?

Cần đo điện tim liên tục 24 giờ (holter ecg) tìm nguyên nhân ngất hồi hộp?

Bệnh nhân nữ, 87 tuổi, đến khám tại Bệnh viện Hồng Đức II (Quận 12) vì chóng mặt. Khai thác bệnh sử chúng tôi phát hiện bà có nhiều lần choáng thoáng qua. Với độ tuổi đó, chắc nhiều người sẽ bỏ qua vì cho rằng ảnh hưởng của tuổi già.

Đội ngũ y bác sĩ bệnh viện tiến hành đo điện tâm đồ 24 giờ bằng máy Holter ECG ngay tại bệnh viện. Kết quả bệnh nhân có nhiều khoảng nhịp tim chậm từ 40-50 chu kỳ/phút, rải rác cả ngày và đêm. Bệnh nhân được tư vấn khảo sát chuyên sâu tim mạch và đặt vấn đề cấy máy tạo nhịp.

Vậy Holter điện tâm đồ là gì mà lại có thể mạng đến nhiều lợi ích cho người bệnh trong phòng ngừa và phát hiện nguyên nhân ngất xảy ra và sẽ tái phát.

Holter điện tâm đồ là gì?

Holter điện tâm đồ (ĐTĐ) là phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục trong khoảng thời gian nhất định, thời gian được áp dụng khoảng từ 24 - 28 giờ. Máy Holter điện tâm đồ cho phép ghi lại điện tâm đồ trong thời gian đeo máy trên ngực của người bệnh. Các dữ liệu ĐTĐ này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng rối loạn tim gây ra hay không. Máy Holter điện tâm đồ cho biết các thông số như: Tần số tim trung bình, chậm nhất/nhanh nhất trong một giờ, số lượng các rối loạn nhịp tim trong một giờ.

Thời gian đeo máy Holter điện tâm đồ dao động từ 24 - 48 giờ để có kết quả chính xác.

Thực hiện Ho holter điện tâm đồ bằng cách nào?

Bệnh nhân được dán 5 điện cực nhỏ có đường kính 2-3 cm vào trước ng.ự.c và kết nối với máy.
Sau 24 - 48 giờ bệnh nhân được hẹn quay trở lại để tháo máy. Máy sau khi được tháo sẽ được nạp các dữ liệu điện tâm đồ vào máy tính có cài phần mềm để đọc.

Người bệnh cần làm gì khi thực hiện Holter điện tâm đồ?
Hãy nói các triệu chứng mà bạn có được trong quá trình mang máy cho bác sĩ. Chính những triệu chứng này sẽ giúp bác sĩ “liên kết dữ liệu” có được trong máy Holter để chẩn đoán và tiên lượng bệnh chính xác hơn.
Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch: tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, những lo lắng, căng thẳng hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống.

Tất cả những thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang dùng và liều lượng.

Sau khi quá trình đo Holter điện tâm đồ kết thúc, bạn sẽ được thông báo kết quả ngay sau đó, cùng với sự tư vấn, đọc kết quả của bác sĩ. Từ các kết quả biểu thị trong biểu đồ Holter của bạn, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định tiếp theo hoặc định hướng điều trị đúng đắn, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Holter điện tâm đồ là một trong những phương pháp có hiệu quả chẩn đoán cao cho các tình trạng rối loạn tim mạch và đang được áp dụng thường xuyên tại Bệnh viện Hồng Đức II (Quận 12). Thông qua kết quả Holter điện tâm đồ mang lại, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ có những chẩn đoán chính xác và định hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh rối loạn tim.

Hiện nay, các thiết bị đeo tay như đồng hồ thông minh cũng có thể giúp người bệnh tự theo dõi điện tim khi có triệu chứng chóng mặt hay rối loạn nhịp tim. Đừng ngần ngại liên lạc với đội ngũ bác sĩ tim mạch của chúng tôi để có thể tư vấn cho người thân hay cho chính bạn.

#BVHĐII #HồngĐứcII #BVHồngĐứcII #BVHồngĐứcII #HongDucIIHospital #holter24h #Điệntim #timmach
---------------
Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II - Sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
 Địa chỉ: 259 An Phú Đông 3, Khu phố 5, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
 Website: bvhongduc.vn
 Hotline: (028).8886.9999
 Khoa Khám bệnh hoạt động: từ Thứ 2 - Thứ 7
-Trong giờ: 7h:30 – 11h:30; 13h:00 – 16h:30
-Ngoài giờ: 16h:30 – 20h:00
 Khoa Cấp cứu hoạt động 24/7